HƯỚNG DẪN LỰA CHỌN ĐỘNG CƠ VÀ LẮP ĐẶT

Thứ hai - 07/11/2016 17:32

HƯỚNG DẪN LỰA CHỌN ĐỘNG CƠ VÀ LẮP ĐẶT

A. Lựa chọn động cơ 1. Đối với phụ tải không có yêu cầu điều chỉnh tốc độ, mômen khởi động không lớn, công suất dưới 100kW thì nên chọn lọai động cơ không đồng bộ 3 pha rôto lồng sóc.
Động cơ dễ vận hành và giảm các thiết bị điện kèm theo so với các loại động cơ khác.

 2.      Khi chọn động cơ phải chọn sao cho sử dụng được gần hết công suất (Thông thường chọn công suất động cơ bằng 1,3 lần so với công suất tải đặt lên trục động cơ)

 

3.     Tốc độ của động cơ phải chọn sao cho phù hợp với tốc độ máy công tác.

 

4.     Điện áp của động cơ nên chọn điện áp phù hợp với điện áp lưới điện.

 

5.     Chọn các thiết bị bảo vệ kèm theo như tủ điện  đóng cắt phù hợp công suất động cơ, cấp bảo vệ nổ, làm việc có độ tin cậy cao.

 

6.     Môi trưòng làm việc ẩm, có nhiều bụi nên chọn động cơ kiểu kín cấp bảo vệ "IP55,,

 

B.    Lắp đặt động cơ.

 

1.     Khi lắp puly vào đầu trục, phải kê lót đỡ  .

 

2.     Động cơ được lắp đặt với máy công tác trên một nền hoặc bệ máy, không bị lún, xê dịch

 

3.     Hệ thống sau khi lắp đặt bảo đảm đồng tâm, khi quay tay không bị kẹt, vướng mắc.

 

4.     Nối tiếp địa vỏ động cơ với hệ thống tiếp địa hoặc làm cực nối đất nhân tạo.

 

5.     Dây dẫn cáp nối hộp cực, chọn tiết diện dây theo công suất động cơ

5.     Cách đấu dây vào bản cực theo điện áp trên nhãn động cơ và điện áp lưới điện, chọn cách nối cho phù hợp:    

III. HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG


A.    Hướng dẫn vận hành.

 

1.     Kiểm tra trước khi vận hành.

 

-        Kiểm tra nguồn điện 3 pha từ tủ điện đến động cơ có đủ 3 pha không.

 

-        Kiểm tra thiết bị đóng cắt, bảo vệ động cơ làm việc đảm bảo độ tin cậy.

 

-        Kiểm tra hệ thống cơ (khớp nối, puly) bulông, bệ máy) được bắt chắc chắn.

 

-        Động cơ lắp đặt đảm bảo đồng tâm với thiết bị kéo tải, rôto quay dễ dàng không bị kẹt.

 

2.     Đối với động cơ sau một thời gian nghỉ không làm việc khi đưa vào sử dụng phải kiểm tra lại điện trở cách điện của cuộn dây với vỏ, giữa các cuộn dây với nhau. Mằng megôm kế 500V đối với động cơ hạ áp, megôm kế 1000V, 2500V đối với động cơ cao áp. Trị số đo được không nhỏ hơn 0,5 Megôm (MW). Nếu trị số nhỏ hơn 0,5MW  thì động cơ cần phải sấy khô và kiểm tra lại sau khi sấy.

3.     Khi động cơ làm việc trị số dòng điện không được vượt quá dòng điện ghi trên nhãn.

4.     Điện áp lưới điện cấp cho động cơ khi kéo tải cho phép sai số ±5% so với điện áp ghi trên nhãn. Khi điện áp lưới thấp hơn phạm vi cho phép, yêu cầu phải giảm tải để dòng điện không vượt dòng định mức.  

5.     Động cơ chạy bị rung, có tiếng kêu phải kiểm tra lại độ đồng tâm lắp đặt giữa động cơ và máy công tác.

6.     Động cơ chạy bị phát nóng nhanh, quá nhiệt độ cho phép cần phải kiểm tra lại tải có lớn không, điện áp cấp cho động cơ quá thấp hay quá cao hoặc bị mất 1 pha nào đó cấp cho động cơ.

7.     Trong quá trình vận hành phải luôn luôn theo dõi các thông số dòng điện, điện áp. Đồng thời phải theo dõi dao động của máy. theo dõi nhiệt độ của ổ bi không lớn hơn 900C.

B.       Bảo dưỡng và bảo quản động cơ điện.

1.     Đối với động cơ điện sử dụng vòng bi không có vòng chặn mỡ thì sau 4000 giờ làm việc. Phải bảo dưỡng rửa sạch vòng bi bằng dầu công nghiệp và thay bằng loại mỡ cùng loại hoặc tương đương, lượng mỡ từ 1/2 đến 1/3 khoang trống vòng bi.

2.     Đối với động cơ sử dụng vòng bi có vòng chặn mỡ thì không cần thay mỡ hay bổ xung mỡ trong suốt thời gian sử dụng.

3.     Động cơ có điện trở cách điện nhỏ hơn 0,5MW. Khi đưa vào sử dụng cần phải làm sạch, sấy khô(Phương pháp sấy khô đơn giản là dùng bóng đèn điện).

4.     Động cơ để lâu cần phải có thùng, túi đựng kín cách ly với môi trường ẩm. Đầu trục bôi mỡ bảo quản chống rỉ.

Tổng số điểm của bài viết là: 9895 trong 4109 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn