So sánh động cơ 3 pha thường và servo nên dùng loại nào ?
Trong quá trình lên phương án thiết kế chế tạo máy móc dây chuyền công nghiệp các bạn thường băn khoăn không biết nên chọn sử dụng động cơ servo hay động cơ 3 pha thường.
Động cơ servo và động cơ 3 pha thường khác nhau về momen
Điểm nổi bật nhất trong sự khác nhau giữa động cơ servo và động cơ 3 pha thường đó chính là momen. Có nghĩa là momen của động cơ servo thường sẽ không đổi trong khoảng từ 0 cho đến tốc độ định mức. Trong khi đó động cơ 3 pha thường chỉ tạo ra momen khi đạt tới tốc độ định mức. Sự khác nhau này là do nằm ở đặc điểm cấu tạo. Động cơ servo là dạng motor 3 pha đồng bộ làm bằng nam châm vĩnh cửu nên có tổn hao trên lõi từ rất ít gần bằng không nên gần như không bị trượt khi điều khiển còn động cơ 3 pha thường chế tạo dựa trên lõi thép nên sẽ bị tổn hao từ trường khiến cho rotor dễ bị trượt tải.
Ví dụ như đối với động cơ servo 400w có momen định mức 1.27 N.m thì trong khoảng tốc độ từ 0-3000v/phút thì động cơ đều cho ra momen đạt tới giá trị 1.27. Còn đối với động cơ thường 1/2hp thì chỉ đạt được thông số nói trên khi chạy ở tốc độ 3000. Chính vì vậy mà trong một số ứng dụng cần lực mạnh ở tốc độ thấp và yêu cầu độ chính xác thì người ta thường chọn cách sử dụng động cơ servo.
Khả năng thay đổi tốc độ của động cơ servo lớn hơn động cơ 3 pha thường
Một đặc điểm cũng khá quan trọng về sự khác nhau của động cơ servo và động cơ 3 pha thường đó là khả năng thay đổi tốc động. Có nghĩa là động cơ servo có thể thay đổi tốc độ liên tục và quá trình đáp ứng thay đổi tốc độ rất nhanh. Trong khi đó động cơ 3 pha thường có thời gian đáp ứng cho việc thay đổi tốc độ chậm hơn.
Ví dụ như một động cơ servo khi chạy có thể dừng lại ngay lập tức và thời gian đáp ứng cho việc dừng gần như bằng 0, trong khi đó đối với động cơ thường việc dừng lại phải mất vài giây hoặc thậm chí lên tới vài chục giây. Đặc điểm này khiến cho servo thường được ứng dụng trong một số loại máy cắt hay cnc bởi vì động cơ sẽ chạy dừng và đảo chiều liên tục nên chỉ có motor servo mới đáp ứng được.
Động cơ servo và động cơ 3 pha thường khác nhau về giá thành
So với động cơ servo thì động cơ thường có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với động cơ servo. Nguyên nhân chính là do cấu tạo của động cơ servo phức tạp hơn do rotor được làm bằng nam châm vĩnh cữu và yêu cầu chế tạo khe hở của từ thông bên trong motor rất ít. Chính vì vậy mà so về giá thành mới động cơ servo có thể gấp tới 5-10 lần so với động cơ thường. Chính vì vậy trong quá trình thiết kế máy chúng ta phải chấp nhận bỏ ra nhiều chi phí hơn khi sử dụng động cơ servo đổi lại là quá trình điều khiển và đáp ứng chính xác hơn.
Động cơ servo và động cơ 3 pha thường còn khác nhau ở một số điểm sau
Về kích thước thì động cơ servo thường có kích thước nhỏ gọn hơn so với động cơ 3 pha thường. Trọng lượng của động cơ servo cũng sẽ nhẹ hơn so với động cơ 3 pha thường.
Động cơ servo khi bị hư hỏng sẽ thay thế khó hơn so với động cơ thường bởi vì chúng thường yêu cầu đúng mã, đúng kích thước về cốt, mặt bích, chiều dài. Không thể thay thế khác hãng khi sử dụng động cơ servo.
Khi sử dụng động cơ servo yêu cầu người sử dụng phải có kiến thức về lập trình để có thể sử dụng linh hoạt động cơ servo cho từng ứng dụng thực tế.
Về yếu tố tiêu thụ năng lượng thì động cơ servo sẽ tiết kiệm điện từ 5-20% so với động cơ thường, khả năng tiết kiệm điện tốt hơn so với động cơ thường khiến cho servo ngày nay được ứng dụng rất nhiều ở các dòng máy ép nhựa công suất lớn giúp cho nhà máy giảm được hóa đơn tiền điện rất đáng kể.
Điểm nổi bật nhất trong sự khác nhau giữa động cơ servo và động cơ 3 pha thường đó chính là momen. Có nghĩa là momen của động cơ servo thường sẽ không đổi trong khoảng từ 0 cho đến tốc độ định mức. Trong khi đó động cơ 3 pha thường chỉ tạo ra momen khi đạt tới tốc độ định mức. Sự khác nhau này là do nằm ở đặc điểm cấu tạo. Động cơ servo là dạng motor 3 pha đồng bộ làm bằng nam châm vĩnh cửu nên có tổn hao trên lõi từ rất ít gần bằng không nên gần như không bị trượt khi điều khiển còn động cơ 3 pha thường chế tạo dựa trên lõi thép nên sẽ bị tổn hao từ trường khiến cho rotor dễ bị trượt tải.
Ví dụ như đối với động cơ servo 400w có momen định mức 1.27 N.m thì trong khoảng tốc độ từ 0-3000v/phút thì động cơ đều cho ra momen đạt tới giá trị 1.27. Còn đối với động cơ thường 1/2hp thì chỉ đạt được thông số nói trên khi chạy ở tốc độ 3000. Chính vì vậy mà trong một số ứng dụng cần lực mạnh ở tốc độ thấp và yêu cầu độ chính xác thì người ta thường chọn cách sử dụng động cơ servo.
Khả năng thay đổi tốc độ của động cơ servo lớn hơn động cơ 3 pha thường
Một đặc điểm cũng khá quan trọng về sự khác nhau của động cơ servo và động cơ 3 pha thường đó là khả năng thay đổi tốc động. Có nghĩa là động cơ servo có thể thay đổi tốc độ liên tục và quá trình đáp ứng thay đổi tốc độ rất nhanh. Trong khi đó động cơ 3 pha thường có thời gian đáp ứng cho việc thay đổi tốc độ chậm hơn.
Ví dụ như một động cơ servo khi chạy có thể dừng lại ngay lập tức và thời gian đáp ứng cho việc dừng gần như bằng 0, trong khi đó đối với động cơ thường việc dừng lại phải mất vài giây hoặc thậm chí lên tới vài chục giây. Đặc điểm này khiến cho servo thường được ứng dụng trong một số loại máy cắt hay cnc bởi vì động cơ sẽ chạy dừng và đảo chiều liên tục nên chỉ có motor servo mới đáp ứng được.
Động cơ servo và động cơ 3 pha thường khác nhau về giá thành
So với động cơ servo thì động cơ thường có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với động cơ servo. Nguyên nhân chính là do cấu tạo của động cơ servo phức tạp hơn do rotor được làm bằng nam châm vĩnh cữu và yêu cầu chế tạo khe hở của từ thông bên trong motor rất ít. Chính vì vậy mà so về giá thành mới động cơ servo có thể gấp tới 5-10 lần so với động cơ thường. Chính vì vậy trong quá trình thiết kế máy chúng ta phải chấp nhận bỏ ra nhiều chi phí hơn khi sử dụng động cơ servo đổi lại là quá trình điều khiển và đáp ứng chính xác hơn.
Động cơ servo và động cơ 3 pha thường còn khác nhau ở một số điểm sau
Về kích thước thì động cơ servo thường có kích thước nhỏ gọn hơn so với động cơ 3 pha thường. Trọng lượng của động cơ servo cũng sẽ nhẹ hơn so với động cơ 3 pha thường.
Động cơ servo khi bị hư hỏng sẽ thay thế khó hơn so với động cơ thường bởi vì chúng thường yêu cầu đúng mã, đúng kích thước về cốt, mặt bích, chiều dài. Không thể thay thế khác hãng khi sử dụng động cơ servo.
Khi sử dụng động cơ servo yêu cầu người sử dụng phải có kiến thức về lập trình để có thể sử dụng linh hoạt động cơ servo cho từng ứng dụng thực tế.
Về yếu tố tiêu thụ năng lượng thì động cơ servo sẽ tiết kiệm điện từ 5-20% so với động cơ thường, khả năng tiết kiệm điện tốt hơn so với động cơ thường khiến cho servo ngày nay được ứng dụng rất nhiều ở các dòng máy ép nhựa công suất lớn giúp cho nhà máy giảm được hóa đơn tiền điện rất đáng kể.
Từ khóa: Động cơ giảm tốc, Hộp số giảm tốc, Hộp số vuông góc, Motor điện, Motor liền giảm tốc, Motor giảm tốc Cyclo, Motor điện 3 pha, Motor điện 1 pha, Động cơ liền hộp số, Động cơ liền giảm tốc, Motor AC, Motor DC, VS Motor, Hộp giảm tốc, Motor giảm tốc, motor bước, hộp số vô cấp, Động cơ giảm tốc cốt âm, Motor giảm tốc đồng trục song song
Những tin mới hơn
- Ảnh hưởng của biến tần đối với động cơ điện (05/02/2021)
- Cách bảo trì, bảo dưỡng động cơ điện, motor điện (06/02/2021)
- Làm sao để xác định chất lượng motor giảm tốc ? (08/02/2021)
- Sự khác biệt giữa động cơ giảm tốc và hộp giảm tốc, động cơ điện (09/02/2021)
- Công thức tính công suất motor 1 pha (04/02/2021)
- Step Motor là gì? Tìm hiểu sơ lược về động cơ bước (03/02/2021)
- Dùng biến tần điều khiển động cơ servo có được không ? (30/01/2021)
- So sánh điểm khác biệt giữa động cơ giảm tốc và hộp giảm tốc (01/02/2021)
- Những lỗi thường gặp nhất của motor điện (02/02/2021)
- Khi nào thì nên chọn sử dụng động cơ servo ? (29/01/2021)
Những tin cũ hơn
- Motor giảm tốc là gì ? (07/03/2013)
- Những ứng dụng phổ biến của hộp số giảm tốc (06/03/2013)
- Hộp giảm tốc là gì – ứng dụng của hộp giảm tốc (05/03/2013)
- Nguyên lý hoạt động của motor giảm tốc bánh răng côn (05/03/2013)
- Phân biệt động cơ có hộp số và động cơ không hộp số (04/03/2013)
- So sánh động cơ servo và bước step nên dùng loại nào ? (27/01/2021)
- Nguyên nhân động cơ servo bị lỗi sai vị trí khoảng cách (26/01/2021)
- Biến tần có tăng nhanh giảm chậm được tốc độ động cơ 3 pha ? (25/01/2021)
- Tìm hiểu các cách khởi động động cơ không đồng bộ 3 pha (23/01/2021)
- Hiện tượng động cơ motor điện quay ngược chiều (22/01/2021)
Join